Đo niệu dòng đồ

09-09-2022 15:29
Theo BV ĐHYD TPCHM - 09/02/2022
Link bài viết: https://www.bvdaihoc.com.vn/Home/ViewDetail/4526
 

1. Định nghĩa
- Niệu dòng đồ (NDĐ) dùng để đo tốc độ của dòng tiểu, lượng nước tiểu ra ngoài và thời gian đi tiểu. Đây là một xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá chức năng của đường tiểu dưới. Người bệnh cần được thực hiện NDĐ nếu có triệu chứng khó khăn khi đi tiểu hoặc tiểu chậm, tiểu yếu.
- Phép đo này có thể cho biết tình trạng tắc nghẽn đường tiểu dưới chẳng hạn như: bướu tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo ..v..v…. Khi kết hợp với phép đo Áp lực đồ bàng quang (ALĐBQ) còn có thể giúp tìm ra các vấn đề như suy yếu cơ bàng quang, bất đồng vận bàng quang – cơ thắt…

2. Phương pháp tiến hành:
a. Chuẩn bị người bệnh:
- Để thực hiện NDĐ, người bệnh cần nhịn tiểu ở mức độ vừa phải (như khi buồn tiểu thường ngày), cần đạt trên 150 ml nước tiểu để cho kết quả chính xác. Nếu có thể, không đi tiểu trong vài giờ trước khi thực hiện NDĐ.
b. Thực hiện:
- Người bệnh sẽ được yêu cầu đi tiểu vào một cái phễu gắn với hệ thống nhận cảm để phân tích dòng tiểu. Nam thường đứng tiểu và nữ thường ngồi tiểu. Kết quả sẽ được truyền tới màn hình hiển thị biểu đồ dòng tiểu. Quá trình này được thực hiện trong phòng kín để tạo không gian riêng tư cho người bệnh.
- Các thông số thu được bao gồm: Biểu đồ dòng tiểu, thời gian tiểu, tốc độ dòng tiểu tối đa và trung bình, lượng nước tiểu ra .v..v…

3. Kết quả:
- Tốc độ dòng chảy tối đa hay cực đại được gọi là Qmax, dùng để xác định xem người bệnh có tắc nghẽn đường tiểu dưới hay không, nếu có thì có nghiêm trọng hay không.
- Thông thường người khỏe mạnh đi tiểu trong vòng 30 giây và Qmax trên 18 ml/s
- Tốc độ dòng tiểu chậm hoặc thấp có thể do tắc nghẽn ở cổ bàng quang hoặc trong niệu đạo, tuyến tiền liệt hay do suy yếu cơ bàng quang.
- Tốc độ dòng tiểu nhanh hoặc cao có thể do suy yếu cơ thắt niệu đạo hoặc các rối loạn đường tiểu khác.
- Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện NDĐ nhiều hơn 1 lần để tìm ra kết quả chính xác.

Bình chọn tin tức: (1.8 / 6 đánh giá)

Tin tức liên quan

10 bệnh lý tai mũi họng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản

10 bệnh lý tai mũi họng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thái - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Xem tiếp
Chế độ ăn và tập luyện cho người tăng huyết áp

Chế độ ăn và tập luyện cho người tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi. Bệnh thường diễn biến âm thầm, nhiều trường hợp không có triệu chứng, nhưng có thể xảy ra các biến chứng rất nặng nề, có thể gây tàn phế hoặc thậm chí là tử vong. Phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh sớm, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập khoa học sẽ giúp tránh được các biến chứng của bệnh, giữ sức khỏe và tuổi thọ cho bệnh nhân.

Xem tiếp
BÀNG QUANG TĂNG HOẠT – CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

BÀNG QUANG TĂNG HOẠT – CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

BÀNG QUANG TĂNG HOẠT – CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Xem tiếp
Tin vui cho bệnh nhân trào ngược

Tin vui cho bệnh nhân trào ngược

Dụng cụ xét nghiệm phát hiện Pepsin trong nước bọt giúp chẩn đoán trào ngược

Xem tiếp

CÔNG TY TNHH TANACARE

 16 Tiên Sơn 11, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

 Hotline: 0983.897.334

 Email: tanacare.dn@gmail.com

 Website: https://ytetanacare.com

 Fanpage: https://www.facebook.com/tanacare.dn

  Hotline: 0983.897.334