Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có hơn 20 kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý tim mạch và Can thiệp Tim mạch (Bao gồm chụp, nong, đặt stent động mạch vành, động mạch thận...), đặt máy tạo nhịp tạm thời, vĩnh viễn...
Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi. Bệnh thường diễn biến âm thầm, nhiều trường hợp không có triệu chứng, nhưng có thể xảy ra các biến chứng rất nặng nề, có thể gây tàn phế hoặc thậm chí là tử vong. Phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh sớm, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập khoa học sẽ giúp tránh được các biến chứng của bệnh, giữ sức khỏe và tuổi thọ cho bệnh nhân.
Khi tim co bóp, máu được bơm, ép vào thành mạch, làm thành mạch căng ra. Lực ép vào thành mạch khi máu được tim bơm vào động mạch được gọi là huyết áp tâm thu. Sau khi co bóp, tim sẽ giãn ra, thành mạch trở về trạng thái ban đầu. Lực ép của máu vào thành mạch ở thời điểm tim giãn ra được gọi là huyết áp tâm trương.
Huyết áp bình thường đo ở cánh tay là dưới 120/80 mmHg ( 90/60mmHg ≤ HA ≤ 140/90mmHg) đối với người lớn.
Bình thường, huyết áp có thể thay đổi trong giới hạn nhất định do một số yếu tố tác động. Tuy nhiên, nếu huyết áp thường xuyên tăng hơn mức bình thường cả trong thời điểm tim co bóp (tâm thu) và tim giãn ra (tâm trương) thì được gọi là tăng huyết áp. Khi một người được gọi là có tăng huyết áp khi huyết áp đạt từ 140/90 mmHg trở lên, đo lặp lại nhiều lần. Tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, tai biến mạch máu não, dẫn tới tàn phế hoặc tử vong.
Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim
Mục đích và nguyên tắc trong điều trị bệnh tăng huyết áp là phối hợp giữa việc điều trị không dùng thuốc ( bao gồm thay đổi lối sống với chế độ tiết thực và vận động) với các phương pháp điều trị dung thuốc nhằm kiểm soát huyết áp mục tiêu ở mức dưới 140/90mmHg. Những bệnh nhân bị cao huyết áp kết hợp với đái tháo đường hoặc suy tim, suy thận cần phải kiểm soát huyết áp với mức huyết áp mục tiêu là dưới 130/85mmHg.
Việc ăn uống, tập luyện có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Những trường hợp bị tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường rèn luyện sức khỏe là có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Với trường hợp tăng huyết áp mức độ nặng hơn, việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý là phương pháp điều trị bắt buộc cần kết hợp với điều trị bằng thuốc.
Chế độ ăn nhiều natri là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Theo nhiều nghiên cứu, một chế độ ăn hạn chế natri, giàu kali, canxi và magie, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, tiêu thụ thức ăn với mức năng lượng vừa phải,... có thể làm kiểm soát tình trạng cao huyết áp nhẹ và cải thiện tiên lượng đối với tăng huyết áp nặng. Đồng thời, cần quản lý tốt cân nặng của bệnh nhân, nếu béo phì cần thực hiện các phương pháp giảm cân khoa học.
Cần duy trì chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể, ít natri, giàu kali và chất xơ, giảm lượng axit bão hòa. Thành phần dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân là:
Chế độ ăn uống của người bị tăng huyết áp cần được tuân thủ nghiêm ngặt
Lời khuyên cụ thể cho các bệnh nhân là:
Tập luyện thể dục thể thao phù hợp là một trong những phương pháp điều trị tăng huyết áp hữu hiệu không cần dùng thuốc. Nguyên lý của phương pháp này là giúp điều hòa lượng cholesterol máu, kiềm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu, giảm sức cản máu ngoại biên, từ đó giảm huyết áp.
Điều trị tăng huyết áp tự nhiên bằng tập luyện thể thao phù hợp
Các bài tập cho bệnh nhân tăng huyết áp cần được bác sĩ tư vấn để phù hợp với mức độ tăng huyết áp, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Có 2 bài tập thường được áp dụng để giảm huyết áp cho bệnh nhân tăng huyết áp độ I, II là đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ hoặc tập luân phiên giữa 2 bài tập cho phù hợp.
Chi tiết 2 bài tập như sau:
Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể đi bộ nhanh với tốc độ khác nhau. Nếu đi bộ với tốc độ 5 - 6km/giờ, tần số tim có thể đạt khoảng 100 - 110 nhịp/phút trong khi tập luyện. Một tuần bệnh nhân nên tập 5 - 7 buổi, thời gian mỗi buổi tập từ 40 - 60 phút sẽ cho kết quả tốt. Khi đã quen với bài tập, cần tăng dần cường độ vận động bằng cách chuyển sang chạy bước nhỏ để cải thiện thể lực, duy trì được hiệu quả tập luyện.
Với những người mới bắt đầu tập chạy, trong những buổi đầu tiên (8 - 12 tuần đầu) nên chạy với tốc độ thấp để cơ thể có thời gian thích nghi dần với lượng vận động. Trong thời gian này bệnh nhân có thể kết hợp tập luân phiên giữa đi bộ và chạy cho tới khi cơ thể có thể duy trì được cường độ chạy liên tục. Ở bệnh nhân tăng huyết áp, nên duy trì tốc độ chạy khoảng 7 - 8kgm/giờ tùy theo trạng thái sức khỏe. Tần số tim của bệnh nhân có thể đạt khoảng 120 - 130 nhịp/phút trong khi tập luyện. Khi đã quen với cường độ tập, bệnh nhân cần tăng thời gian chạy lên 20 - 30 phút/buổi, tập đều đặn ít nhất 3 - 4 buổi/tuần.
Lưu ý:
Bệnh nhân tăng huyết áp nên thực hiện và hợp tác với bác sĩ trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện để hạn chế tối đa các tai biến của bệnh, đảm bảo một sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ, tránh các biến chứng.
Tin tức liên quan
Theo BV ĐHYD TPCHM - 09/02/2022 Link bài viết: https://www.bvdaihoc.com.vn/Home/ViewDetail/4526
Xem tiếpBài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thái - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Xem tiếpDụng cụ xét nghiệm phát hiện Pepsin trong nước bọt giúp chẩn đoán trào ngược
Xem tiếp16 Tiên Sơn 11, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0983.897.334
Email: tanacare.dn@gmail.com
Website: https://ytetanacare.com
Fanpage: https://www.facebook.com/tanacare.dn